UD-CK
19/01/2018 00:11 am

1. Giới thiệu chung 

Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum là một trong những thành viên của Đại học Đà Nẵng trên mảnh đất Tây Nguyên. Trong quá trình phát triển, Phân hiệu luôn xem hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế là nhiệm vụ trọng tâm để đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy, đào tạo ra những sinh viên không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn giỏi trong thực tiễn. Chính vì vậy, Phòng Khoa học và hợp tác quốc tế (KH&HTQT) của Phân hiệu được thành lập theo quyết định của Giám đốc Đại học Đà Nẵng, với mục đích tổ chức quản lý và thúc đẩy sự phát triển về khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế của nhà Phân hiệu và Đại học Đà Nẵng trên mảnh đất Tây Nguyên. Cho đến nay, hàng chục đề tài, dự án trọng điểm cấp Bộ, cấp Tỉnh cấp Đại học Đà Nẵng đã và đang triển khai đi vào thực tế cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế ổn định an ninh quốc phòng cho khu vực Tây Nguyên là những điểm nổi bật cho hoạt động nghiên cứu khoa học của Phân hiệu

Mặc dù nằm ở khu vực Tây Nguyên, giao thông đi lại khó khăn, nhưng Phân hiệu luôn xem hợp tác quốc tế là chiến lược, là yếu tố cốt lõi để nâng cao chất lượng đào tạo và nâng cao giá trị, và hình ảnh của Phân hiệu trong bối cảnh toàn cầu hóa giáo dục đào tạo như hiện nay. Đến nay, Phân hiệu đã ký kết nhiều bản ghi nhớ về trao đổi sinh viên, giảng viên, các chương trình đào tạo quốc tế với nhiều Trường đại học tiên tiến trên thế giới như Đại học Minh Tân Đài Loan, Đại học Bình Đông Đài Loan, Đại học Valenciennes Cộng hòa Pháp, Đại học Ubon Ratchathani Rajabhat Universit (UBRU), Vương quốc Thái Lan. 

2. Chức năng 

Tham mưu, giúp Giám đốc thực hiện công việc hoạch định chiến lược, quản lý, tổ chức thực hiện mọi hoạt động có liên quan đến công tác đào tạo sau đại học, hoạt động nghiên cứu và hợp tác nghiên cứu khoa học và công nghệ của Phân hiệu, cán bộ, giảng viên, sinh viên và hợp tác quốc tế của Phân hiệu.

3.  Nhiệm vụ 

a. Quản lý khoa học

  • Đầu mối xây dựng các chương trình nghiên cứu, kế hoạch NCKH (dài hạn, trung hạn, hàng năm) của Phân hiệu (bao gồm các chương trình nghiên cứu, hệ thống đề tài, đề án NCKH, các dự án đầu tư về khoa học công nghệ, tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học và các hoạt động khác có liên quan đến NCKH của cán bộ giảng viên, sinh viên);

  • Đầu mối tổ chức tập huấn về công tác NCKH; xây dựng và phát triển tiềm lực nghiên cứu khoa học; tổ chức và theo dõi các sinh hoạt chuyên đề khoa học trong đội ngũ cán bộ, sinh viên Phân hiệu;

  • Đấu mối tổ chức ứng dụng và chuyển giao kết quả khoa học công nghệ vào học tập giảng dạy, và phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương

  • Tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản (quy định, hướng dẫn) giúp Giám đốc quản lý công tác NCKH;

  • Giúp việc cho Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Phân hiệu, Hội đồng xét thưởng các công trình NCKH của cán bộ giảng viên và sinh viên;

  • Thực hiện các thủ tục để thẩm định, xét duyệt, nghiệm thu, đánh giá các báo cáo, đề tài, đề án, dự án NCKH (đề tài, đề án, dự án cấp cơ sở) theo quy định về tổ chức và quản lý nghiên cứu khoa học hiện hành. Đề xuất khen thưởng hoặc xử lý các trường hợp vi phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ NCKH;

  • Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện các công trình NCKH trong phạm vi quản lý;

  • Chủ trì, phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học từ cấp Phân hiệu trở lên;

  • Phối hợp với các khoa đề xuất cơ chế phát triển nhóm nghiên cứu chuyên sâu và các sản phẩm NCKH đặc trưng của từng đơn vị;

  • Hợp tác và kết nối với đơn vị có liên quan xây dựng, tổ chức thực hiện các dự án, chương trình NCKH  trong và ngoài nước;

  • Thực hiện nhiệm vụ khác có liên quan tới chức năng được giao theo yêu cầu của Giám đốc.

b. Hợp tác quốc tế

  • Đầu mối quản lý các chương trình học bổng, tài trợ bên ngoài;

  • Đầu mối quản lý, kiểm tra, báo cáo các chương trình liên kết đào tạo quốc tế; tổng hợp và báo cáo các hoạt động đoàn ra - đoàn vào của Phân hiệu;

  • Đầu mối tiếp nhận, thẩm định, xử lý hồ sơ đi công tác, học tập tại nước ngoài của các đơn vị;

  • Đầu mối biên soạn tài liệu về Phân hiệu bằng các thứ tiếng nước ngoài theo chỉ đạo của Giám đốc;

  • Đầu mối hoặc phối hợp xây dựng, triển khai, phát triển các chương trình, đề tài, dự án hợp tác quốc tế;

  • Tham mưu xây dựng, ban hành các văn bản (quy định, hướng dẫn) giúp Giám đốc quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế của Phân hiệu;

  • Xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch hợp tác trong nước và quốc tế của Phân hiệu; xây dựng và quảng bá hình ảnh, vị thế của Phân hiệu với các đối tác trong và ngoài nước;

  • Tìm kiếm các nguồn tài trợ, tăng cường hoạt động trao đổi giảng viên, sinh viên, cán bộ với các tổ chức quốc tế;

  • Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến chức năng được Giám đốc giao.