UD-CK
Mục tiêu của ngành kinh tế phát triển là hướng sinh viên tiếp cận những vấn đề liên quan đến sự phát triển kinh tế vĩ mô của xã hội.

Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng để có thể nắm bắt các vấn đề liên quan đến kinh tế một cách sâu sắc và có chiến lược. Đây là điểm mạnh của ngành KTPT thu hút rất đông sinh viên theo học tại UD-CK.

 


UD-CK luôn hướng đến mục tiêu “sinh viên trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực nghề nghiệp” nên luôn trang bị giáo trình tiên tiến, chuẩn quốc tế, phương pháp giảng dạy tích cực – tạo cảm hứng thông qua làm việc nhóm, thuyết trình.

Chính điều này đã giúp sinh viên chuyên ngành KTPT tích lũy được rất nhiều kiến thức chuyên môn và nhiều kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để có thể tự tin ứng tuyển vào những vị trí công việc phù hợp.

 

 

“Giàu” kiến thức, “vững” kỹ năng


Với khối lượng kiến thức toàn khóa hoàn thành 127 tín chỉ trong 4 năm hoặc tùy theo khả năng và điều kiện học tập, sinh viên có thể rút ngắn còn 3 năm hoặc kéo dài thời gian học tối đa đến 6 năm, cử nhân KTPT có thể tự tin với rất nhiều kiến thức, kỹ năng cần thiết:


Kiến thức:


- Hiểu rõ kiến thức cơ bản về cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường trong môi trường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế  .


- Hiểu rõ kiến thức cơ bản về quản lý, cơ chế quản lý nhà nước về kinh tế. 


- Hiểu rõ kiến thức quản lý thông tin: Nắm bắt phương pháp thu thập, phân tích, xử lý thông tin phục vụ cho việc ra quyết định. 


- Hiểu rõ kiến thức về pháp luật: Vận dụng được các qui định của pháp luật trong lĩnh vực kinh tế.


- Am hiểu cách thức huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực để tạo ra năng lực sản xuất của nền kinh tế.


- Am hiểu cách thức phân phối kết quả đầu ra cho hiện tại và tương lai.


- Hiểu và vận dụng phương pháp hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; phương pháp xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án phát triển Kinh tế xã hội.


- Hiểu và vận dụng phương pháp quản lý, tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực thi các chính sách, chương trình, dự án phát triển Kinh tế xã hội.


- Vận dụng kiến thức cơ bản về kinh tế phát triển để giải thích các vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế.


- Sử dụng được các kiến thức sâu về chuyên ngành như kinh tế học nâng cao, kinh tế lượng nâng cao, chi tiêu công, lựa chọn công cộng... để phân tích, đánh giá các vấn đề nảy sinh trong chính sách công; quản lý môi trường, hạch toán môi trường... để phân tích, đánh giá tác động qua lại của môi trường đối với phát triển kinh tế và thực hiện phát triển bền vững.


- Sử dụng các kiến thức lý thuyết và thực tiễn được trang bị để phân tích, tổng hợp và giải quyết một vấn đề cụ thể trong lĩnh vực kinh tế phát triển.

 


Kỹ năng:


- Có kỹ năng giao tiếp, truyền thông: Soạn thảo báo cáo, kế hoạch; khả năng thuyết trình, thuyết phục, khả năng lắng nghe, hỗ trợ, chia sẻ thông tin với người khác.


- Có kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm: Chủ động trong công việc đồng thời có khả năng thực hiện công việc nhóm, xây dựng mối quan hệ gắn kết, tạo động cơ, đồng cảm, chia sẻ.


- Sử dụng thông thạo các công cụ công nghệ thông tin, các phần mềm phổ thông và chuyên dụng để phục vụ cho phát triển nghề nghiệp (đạt chuẩn tin học văn phòng và chuyên ngành).


- Vận dụng một số kỹ năng mềm trong quá trình học tập và làm việc.


- Có kỹ năng lãnh đạo: Có khả năng tổ chức công việc, điều khiển, định hướng, kiểm tra, giám sát.


-Có kỹ năng lập luận, tư duy hệ thống: có khả năng phát hiện, phản biện các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực chuyên ngành.


- Có kỹ năng phân tích: có khả năng nhận thức, đánh giá được bối cảnh, tiềm năng, lợi thế (quốc tế, quốc gia, vùng, địa phương...); đánh giá được các nguồn lực phát triển.


- Có kỹ năng hoạch định: có khả năng xây dựng chiến lược phát triển; lập kế hoạch phát triển, xây dựng các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội.


- Có kỹ năng quản lý: có khả năng sử dụng phương pháp quản lý hiện đại vào quá trình huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực trong phát triển.


- Có khả năng sử dụng các công cụ để phân tích đánh giá thực tiễn phát triển và các chính sách phát triển.

 


“Học” đi đôi với “hành”


Chương trình đào tạo ngành KTPT của UD-CK có tham khảo so sánh với nhiều trường đang đào tạo ngành KTPT tại Việt Nam và được xây dựng theo theo định hướng ứng dụng của Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum. Vì thế, ngoài tiếp cận các kiến thức chuyên môn tại giảng đường, sinh viên theo học tại UD-CK còn được thường xuyên tham gia các chương trình kiến tập, thực tập với doanh nghiệp bắt đầu từ năm học thứ 2.


- Năm 2, thực tập lần thứ nhất trong 2 tuần. Sinh viên đến các doanh nghiệp quan sát, tìm hiểu các hoạt động của doanh nghiệp, công việc của các bộ phận… từ đó có những định hướng vị trí công việc cho tương lai. 


-Năm 3, thực tập lần thứ 2 trong 8 tuần. Các bạn sẽ trực tiếp phối hợp cùng với các nhân viên, cán bộ phụ trách… để tham gia làm việc. Giúp có những hiểu biết chi tiết về ngành nghề, công việc mà mình đang theo học. 


- Năm 4, thực tập tốt nghiệp trong 2,5 tháng tại các doanh nghiệp trong hoặc ngoài nước. Sinh viên có thể tự tìm nơi mình muốn thực tập, phòng Đào tạo của nhà trường sẽ liên hệ để thống nhất cách quản lý và giám sát việc thực tập.

Ngoài ra, các giảng viên cũng sẽ giới thiệu cho sinh viên những doanh nghiệp đang có nhu cầu cần sinh viên về thực tập. Chuyến thực tập này các bạn sẽ được doanh nghiệp bố trí công việc phù hợp và đặt ra các yêu cầu, mục tiêu trong công việc. Các bạn sinh viên sẽ thực hiện và hoàn thành công việc với vai trò như một người lao động thật sự.

 


Hằng năm, sinh viên UD-CK còn được tham gia nhiều chương trình, cuộc thi học thuật Thắp sáng tài năng kinh doanh; Tìm hiểu về khởi nghiệp; Văn nghệ… Đây chính là cơ hội để các bạn bộc lộ tài năng của mình, làm “bàn đạp” để thành công trong tương lai.


Bên cạnh chương trình đào tạo chất lượng, đội ngũ giảng dạy cũng làm nên uy tín của UD-CK. Là thành viên của ĐHĐN nên công tác giảng dạy, đào tạo của UD-CK luôn dựa theo những tiêu chuẩn của ĐHĐN. Hiện nay, Đội ngũ các GS, PGS, TS đến từ trường ĐH Kinh tế (ĐHĐN) là những người trực tiếp chủ trì ngành học và giảng dạy ngành KTPT tại nhà trường. Bên cạnh đó là đội ngũ giảng viên, kỹ sư chuyên ngành KTPT được đào tạo chuyên môn cao ở các nước Pháp, Thái Lan, Đài Loan, Úc… thực hiện công tác giảng dạy và nghiên cứu.


Cơ hội “bước ra thế giới”


Tại Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum, Trung tâm tư vấn du học và đào tạo quốc tế UD-CK là đơn vị tư vấn chuyên nghiệp và hoàn toàn miễn phí các thông tin liên quan đến du học và đào tạo quốc tế. Trung tâm tư vấn các chương trình tư vấn du học ở nhiều châu lục như Châu Mỹ (Du học Mỹ, Canada); Châu Âu (Du học Ba Lan, Pháp, Đức, Anh, Nga, Hà Lan); Châu Úc (Du học Úc, New zealand); Châu Á (Du học Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore)… 

 


Ngoài ra, mạng lưới hợp tác quốc tế của UD-CK ngày càng được mở rộng ở nhiều trường Đại học trên thế giới như: Đại học Valenciennes, Đại học Bordeaux Sciences Agro, Đại học Rennes 1, Đại học Nantes, Đại học Bretagne du Sud và Đại học Nice Sophia Antipolis (Pháp); Đại học khoa học và kỹ thuật quốc gia Bình Đông, Đại học Minh Truyền, Đại học khoa học và kỹ thuật Minh Tân, Đại học Quốc gia Thành công, Đại học Trung Hoa, Đại học quốc gia Đài loan (Đài Loan); Đại học Ubon Ratchathani, Đại học Hoàng gia Ubon Ratchathani (Thái Lan). Đây cũng chính là chiếc cầu nối đưa những cơ hội trao đổi sinh viên, giảng viên giữa các trường đối tác.


Tự tin đảm nhận nhiều vị trí công việc phù hợp


Các cử nhân ngành KTPT đủ khả năng đáp ứng nhu cầu công việc của các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước cấp Trung ương và địa phương trên toàn quốc; có thể đảm nhận các công việc cụ thể như sau:


- Chuyên viên chính cho khu vực hành chính sự nghiệp, dịch vụ công các cấp;


- Chuyên viên trong các tổ chức phát triển quốc tế, tổ chức phi chính phủ;


- Ban quản lý các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội;


- Nghiên cứu viên, giảng viên trong các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục và đào tạo bậc cao;


- Có thể tham gia học tập ở bậc học cao hơn, tích lũy kinh nghiệm để trở thành chuyên gia phân tích, hoạch định chính sách, nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao.