UD-CK
Trong 2 ngày 7-8/5, giáo sư Fredricka Stoller, Giảng viên Trường Đại học Northern Arizona – Hoa Kỳ, đồng thời là học giả Fulbirght và đang giảng dạy tại Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng đã có những chia sẻ thú vị xoay quanh các chủ đề Nâng cao kỹ năng làm bài đọc IELTS hiệu quả và giao lưu chia sẻ về nền văn hóa Mỹ.

Trong 2 ngày 7-8/5, giáo sư Fredricka Stoller, Giảng viên Trường Đại học Northern Arizona – Hoa Kỳ, đồng thời là học giả Fulbirght và đang giảng dạy tại Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng đã có những chia sẻ thú vị xoay quanh các chủ đề Nâng cao kỹ năng làm bài đọc IELTS  hiệu quả và giao lưu chia sẻ về nền văn hóa Mỹ.

 

Tham gia buổi chia sẻ của giáo sư Fredricka Stoller là hơn 50 giảng viên, sinh viên đang công tác và học tập tại Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum.

 

       Giáo sư Fredricka Stoller chia sẻ về kinh nghiệm là bài thi Reading IELTS  cho giảng viên và sinh viên UD-CK


Những chia sẻ cũng như kinh nghiệm và kiến thức của giáo sư Fredricka Stoller đã mang đến cho giảng viên, sinh viên cách tiếp cận các chiến thuật để làm bài thi Reading IELTS hiệu quả, đạt được kết quả cao. Đây chính là những kiến thức rất bổ ích dành cho những sinh viên, giảng viên đang muốn tham gia các kỳ thi IELTS và mở rộng cơ hội du học cho bản thân.

 


Buổi nói chuyện của giáo sư Fredricka Stoller cũng đã giúp mọi người mở mang thêm sự hiểu biết, kiến thức về lịch sử, văn hóa nước Mỹ. Đồng thời, thông qua buổi chia sẻ này đã giúp các giảng viên và sinh viên nâng cao kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, được trao đổi, chia sẻ thông tin với chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dạy và học tiếng Anh tại Mỹ.

 

Giáo sư Fredricka Stoller giới thiệu những cuốn sách học Tiếng Anh và tặng cho UD-CK phục vụ việc học và nghiên cứu

 

Đặc biệt, ngay tại buổi nói chuyện giáo sư Fredricka Stoller đã tặng UD-CK những cuốn sách Tiếng Anh rất có ích cho việc học và nghiên cứu. Đại diện phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế UD-CK đã nhận món quà ý nghĩa này từ giáo sư người Mỹ.


Cũng trong buổi sáng ngày 8/5, bà Đỗ Thu Hương, phòng Văn hóa và Thông tin, Đại sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, là trợ lý chương trình Fullbright tại Việt Nam đã giới thiệu đến các giảng viên tại UD-CK chương trình học giả Fullbright Việt Nam 2019 (VSP)

 

Bà Đỗ Thu Hương giới thiệu đến các giảng viên tại UD-CK chương trình học giả Fullbright Việt Nam 2019 (VSP)


Được thành lập năm 1946 với nguồn tài trợ từ Quốc hội Hoa Kỳ, Chương trình Fulbright hướng tới mục tiêu tăng cường hiểu biết lẫn nhau thông qua trao đổi văn hóa và giáo dục. Đây là chương trình cạnh tranh công bằng dựa trên thành tích và năng lực cá nhân. Các học giả được tuyển chọn sẽ được VSP đài thọ sinh hoạt phí hàng tháng, bảo hiểm sức khỏe trong suốt thời gian tham gia chương trình và vé máy bay khứ hồi. 


Tại Việt Nam, chương trình Fullbright được điều hành thông qua phòng Thông tin và Văn hóa, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Chương trình hợp tác với các tổ chức giáo dục và chính phủ của Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm mở ra các cơ hội học tập và nghiên cứu về các lĩnh vực thuộc khoa học xã hội và nhân văn, khoa học và công nghệ.

 


Các ứng viên dự tuyển chương trình học giả Fullbright Việt Nam bắt buộc phải có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ, có trình độ tiếng Anh thành thạo để nghiên cứu hoặc giảng dạy ở Hoa Kỳ. Đây là chương trình dành cho các ứng viên là giảng viên hoặc cán bộ/chuyên viên có những thành tựu nỗi bật trong nghiên cứu học thuật hoặc chuyên môn.


Chương trình có các dạng học bổng: Nghiên cứu hoặc giảng dạy. Thời gian học bổng có thời gian 5 tháng (bắt đầu vào tháng 9/2019 hoặc tháng1/2020) hoặc 9 tháng (bắt đầu vào tháng 9/2019). Hạn cuối nộp hồ sơ vào ngày 15/10/2018.


Giáo sư Fredricka Stoller cùng với bà Đỗ Thu Hương cũng đã hướng dẫn các giảng viên cách viết hồ sơ, đề cương nghiên cứu sinh nhằm thuyết phục được hội đồng BGK của chương trình học giả và nhận các suất học bổng.


Trong hai ngày, chương trình làm việc với Giáo sư Fredricka Stoller đã diễn ra sôi nổi, vui vẻ và cuốn hút. Sắp tới nhà trường cũng đẩy mạnh tổ chức các chương trình giao lưu, chia sẻ với các diễn giả, học giả để nâng cao các kỹ năng giảng dạy cũng như giao tiếp, đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, tăng sự tư duy cho sinh viên và giảng viên UD-CK.