UD-CK
Gần 400 sinh viên thuộc các khóa 8, 9, 10 đang học tập tại UD-CK đã rất hào hứng và sôi nổi khi tham gia Ngày việc làm lần thứ VII – 2018 được tổ chức vào ngày 31/5 tại Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Kon Tum.

Tham gia Ngày việc làm lần thứ VII – 2018 có 54 doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn tỉnh Kon Tum, hoạt động trong nhiều lĩnh vực với hơn 4.000 công việc đang có nhu cầu tuyển dụng nhân lực. Nhiều doanh nghiệp, đơn vị đã trực tiếp lắp đặt các gian hàng ngay tại Ngày hội để giới thiệu mô hình công ty, vị trí đang cần tuyển dụng. UD-CK cũng tham gia một gian hàng tại Ngày hội nhằm giới thiệu đến các học sinh, phụ huynh, các khách mời và đại biểu tham dự các đề án tuyển sinh và đào tạo tại nhà trường.

Ngày việc làm được tổ chức nhằm mục đích là cầu nối giúp doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận các nguồn lực lao động, tạo công ăn việc làm cho các đoàn viên, thanh niên, cử nhân, kỹ sư tốt nghiệp Đại học, cao đẳng nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp những người trong độ tuổi lao động. Đồng thời, tại Ngày hội việc làm vừa giúp doanh nghiệp tìm kiếm được các nguồn lao động có năng lực vừa giúp người lao động tránh được các tệ nạn lừa gạt, “cò” nghề khiến tiền mất mà công việc cũng không có.

Các bạn sinh viên khóa 8, 9, 10 của UD-CK rất hứng khởi khi được tham gia Ngày việc làm năm nay.  Các bạn có mặt tại các gian hàng của các doanh nghiệp, đơn vị để tìm hiểu về các vị trí việc làm mong muốn, lắng nghe các chia sẻ cũng như những yêu cầu về tuyển dụng, cách thức làm việc và mức lương thỏa thuận. Với nhiều bạn sinh viên khóa 9, 10 đang học năm 2, 3 thì đây chính là cơ hội để các bạn thực hành kỹ năng trả lời phỏng vấn và đàm phán với doanh nghiệp về công việc và mức lương mong muốn.  Rất nhiều bạn đã có cuộc trao đổi rất vui vẻ với các đại diện doanh nghiệp và chia sẻ về những dự định, mong muốn trong tương lai.

Tại gian hàng của UD-CK cũng thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh và các em học sinh THPT đến tham gian Ngày hội. Có rất nhiều thắc mắc được các bạn học sinh, chủ yếu là các em học sinh khối 10 và khối  11 thuộc các trường THPT đưa ra như ngành nào ra trường dễ xin việc, các hình thức đào tạo liên kết của nhà trường, cơ hội phát triển bản thân, mức học phí…  Các thầy cô và anh chị sinh viên UD-Ck đã giải đáp rất chi tiết vã tỉ mỉ nhằm giúp các em định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

Cũng trong khuôn khổ Ngày việc làm, ThS. Nguyễn Tố Như, Phó giám đốc Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum, bạn Bùi Thị Hường, đại diện sinh viên năm cuối UD-CK đã có những trình bày tham luận trong Hội thảo Nâng cao hiệu quả kết nối cung – cầu lao động 2018.Tại gian hàng của UD-CK cũng thu hút sự quan tâm của các bậc phụ huynh và các em học sinh THPT đến tham gian Ngày hội. Có rất nhiều thắc mắc được các bạn học sinh, chủ yếu là các em học sinh khối 10 và khối  11 thuộc các trường THPT đưa ra như ngành nào ra trường dễ xin việc, các hình thức đào tạo liên kết của nhà trường, cơ hội phát triển bản thân, mức học phí…  Các thầy cô và anh chị sinh viên UD-Ck đã giải đáp rất chi tiết vã tỉ mỉ nhằm giúp các em định hướng nghề nghiệp trong tương lai.

 

Ths. Nguyễn Tố Như đã chia sẻ với đại diện lãnh đạo Sở Lao động – Thương bình & Xã hội, Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm cùng các đại biểu tham dự hội thảo về chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng của nhà trường. Trong đó, ThS Nguyễn Tố Như nhấn mạnh về chương trình thực tập, kiến tập cho các bạn sinh viên bắt đầu từ năm 2, năm 3 và thực tập tốt nghiệp vào năm 4. Chú trọng phát triển và bồi dưỡng các kỹ năng mềm phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp như làm việc nhóm, chịu áp lực cạnh tranh, tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, phỏng vấn… Bên cạnh đó, nhà trường có còn Tổ quan hệ doanh nghiệp giúp kết nối với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng để giới thiệu sinh viên đến thực tập và làm việc. Cho đến nay, nhà trường không chỉ giới thiệu sinh viên thực tập, làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum và các tỉnh Tây Nguyên mà còn đến các thành phố lớn như Đà Nẵng, Bình Dương, TP. HCM, Hà Nội… Đặc biệt, nhiều sinh viên đã được giới thiệu sang thực tập tại các công ty ở nước bạn Lào.

Với chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, sinh viên UD-CK sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận tốt công việc ở vị trí thích hợp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay có nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lao động dựa trên kinh nghiệm theo số năm làm việc mà bỏ qua quá trình các bạn sinh viên đã đi kiến tập, thực tập tại doanh nghiệp. Chính vì thế, ThS. Nguyễn Tố Như cũng kiến nghị với đại diện các doanh nghiệp hãy coi sinh viên thực tập như là nhân viên thử việc, thậm chí ở một số vị trí công việc đòi hỏi phải chuyên môn cao, xử lý nhiều khâu, áp lực cao thì có thể trả lương cho sinh viên thực tập. Sau khi sinh viên hoàn thành thực tập, doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng có thể tuyển vào chính thức mà không cần qua quá trình thử việc.

 

Đại diện cho các bạn sinh viên năm cuối trình bày tham luận, bạn Bùi Thị Hường cho biết hiện nay có rất nhiều sinh viên ra trường phải làm những công việc trái ngành, không xin được việc làm hoặc phải đi làm ở các tỉnh xa do rất nhiều nguyên nhân như nhu cầu tuyển dụng bị thu hẹp, điều kiện tuyển dụng nhân viên chức ngày càng cao, số lượng sinh viên tốt nghiệp nhiều nhưng việc làm ít… Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhiều sinh viên sau khi ra trường rơi vão “bẫy” đa cấp hoặc bị các trung tâm giới thiệu việc làm “ma” lừa tiền nhưng không có việc để làm hoặc làm những công việc không cần chuyên môn, bằng cấp như phát tờ rơi, bán sim điện thoại, giới thiệu các nhãn hàng…

Để khắc phục được những vấn đề về thất nghiệp đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp, bạn Bùi Thị Hường đã kiến nghị trước hội thảo những giải pháp như các doanh nghiệp, đơn vị nên gắn kết chặt chẽ hơn nữa với nhà trường để đưa các thông tin tuyển dụng đến gần với các em. Đồng thời, doanh nghiệp có thể tham gia vào các chương trình trao đổi, chia sẻ hoặc đào tạo, bồi dưỡng những kỹ năng, kiến thức nhằm hỗ trợ sinh viên dễ tìm kiếm các công việc phù hợp; Với những sinh viên đi thực tập, doanh nghiệp cũng nên tạo điều kiện để các bạn thực tập đúng vị trí, ngành nghề được đào tạo nhằm giúp phát huy năng lực và tích lũy kinh nghiệm; Trung tâm dịch vụ việc làm có thể kết nối nhiều hơn nữa với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, kết hợp thực hiện nhiều phương thức truyền thông, quảng bá để đông đảo người lao động, đặc biệt là lực lượng sinh viên sau khi tốt nghiệp tiếp cận được các thông tin việc làm và tham gia ứng tuyển…

 

Cũng trong buổi hội thảo, nhiều tham luận của các đại diện doanh nghiệp, đơn vị đưa ra nhằm tìm kiếm những giải pháp để nâng cao hiệu quả kết nối cung – cầu lao động, trong đó nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của từng đối tượng như Người lao động (cung lao động), doanh nghiệp (cầu lao động), Trung tâm dịch vụ việc làm (kết nối cung – cầu lao động) và cơ quản quản lý Nhà nước các cấp.

Ngày việc là lần thứ VII – 2018 đã kết thúc nhưng lại mở ra cho nhiều sinh viên, học sinh, đoàn viên, thanh niên nhiều định hướng nghề nghiệp và tìm kiếm các công việc phù hợp cho bản thân. Điều này không chỉ giúp giảm tỷ lệ thất nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội cho địa bàn.