UD-CK

Hiện nay, thời tiết đang chuyển sang giao mùa, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện để các loại vi rút, vi khuẩn phát triển mạnh. Để chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh (đặc biệt là sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika), đảm bảo an toàn sức khỏe cho toàn thể cán bộ, viên chức, sinh viên, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum phổ biến đến cán bộ viên chức và sinh viên những nội dung sau:

 

1. Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika

 

Thủ phạm truyền vi rút gây bệnh sốt xuất huyết và bệnh do vi rút Zika là MUỖI VẰN

 

Đặc điểm của muỗi vằn

 

- Có màu đen, trên thân và chân có những vằn trắng

 

- Trú đậu ở nơi ẩm thấp, tối tăm như nơi treo quần áo, sau tủ, rèm cửa; hút máu vào ban ngày, nhất là sáng sớm và chiều tối.

 

- Để trứng trong các dụng cụ chứa nước sạch như: bể, chum, vại/lu, khạp; các vật dụng chứa nước trong gia đình như: bình hoa, bát kê chân chạn,…; các đồ vật phế thải: lốp xe hỏng, chai lọ vỡ, gáo dừa, các hốc tự nhiên,…

 

2. Biểu hiện của bệnh

 

Bệnh sốt xuất huyết

 

Sốt cao đột ngột (từ 390 trở lên), liên tục từ 2-7 ngày, khó hạ sốt và có ít nhất 2 trong số các dấu hiệu sau:

 

- Xuất huyết: chấm/mảng xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam;

 

- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn;

 

- Phát ban;

 

- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt;

 

- Mệt li bì hoặc vật vã;

 

- Đau bụng

           

Bệnh do vi rút Zika

 

Khoảng 60% đến 80% các trường hợp nhiệm vi rút Zika không có biểu hiện.

 

Dấu hiệu của bệnh:

 

- Sốt;

 

- Ban dát sần trên da;

 

- Đau đầu, mỏi cơ khớp;

 

- Viêm kết mạc mắt (đỏ mắt, chảy nước mắt).

 

Có thể có các biến chứng về thần kinh: viêm não màng não, chứng đầu nhỏ ở trẻ sinh ra từ các bà mẹ nhiệm vi rút trong thời kỳ mang thai.

 

3. Các biện pháp phòng, chống bệnh

 

Hiện chưua có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.

Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là diệt lăng quăng/bọ gậy, phòng tránh muỗi đốt và diệt muỗi.

 

Diệt lăng quăng/bọ gậy và loại bỏ nơi sinh sản của muỗi.

 

- Thả cá vào tất cả dụng cụ chứa nước trong nhà.

 

- Đậy kín các dụng cụ chứa nước, thay nước, cọ rửa bên trong dụng cụ chứa nước ít nhất 1 tuần/lần.

 

- Lật úp các dụng cụ chứa nước hoặc có thể chứa nước khi không dùng đến.

 

- Loại bỏ các vật phế thải gây đọng nước.

 

- Thay nước lọ hoa/bình bông ít nhất 1 tuần/lần.

 

- Bỏ muối hoắc dầu ăn vào bát kê chân chạn.

 

- Quét dọn và kiểm tra định kỳ máng dẫn nước.

 

Phòng tránh muỗi đốt và diệt muỗi

 

- Ngủ màn/mùng kể cả ban ngày; dùng mành/rèm che cửa sổ.

 

- Mặc quần áo dài tay để phòng muỗi đốt.

 

- Đốt hương muỗi, sử dụng vợt diệt muỗi.

 

- Sử dụng kem bôi/thoa để xua muỗi, bình xịt diệt muỗi.

 

Chủ động phối hợp với ngành Y tế trong các chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi.