UD-CK
18/09/2020 09:43 am

Các bạn thân mến,
Bạn đang là:
- Học sinh, sinh viên: bạn muốn giao tiếp tốt với bạn bè, thầy cô, gia đình để hiểu nhau hơn? 
- Giáo viên: bạn muốn truyền đạt hết tâm huyết của mình cho học trò?, 

Hẳn mỗi chúng ta đều biết rằng kỹ năng giao tiếp rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, vậy làm thế nào để nâng cao kỹ năng giao tiếp.

 

1. Biết rõ điều mình muốn nói

Bằng cách nghe, suy nghĩ và hệ thống tư duy của mình trước khi nói, bạn sẽ nâng cao hiệu quả trong việc giao tiếp.

Các bước hành động:
- Nghĩ trước khi nói..
- Hiểu rõ mình định nói gì.
- Nhanh chóng tiếp cận vấn đề. Nhờ đó, người nghe có thể dễ dàng ghi nhớ những điều bạn nói.
- Rèn luyện khả năng thuyết phục. Hầu như mọi thứ chúng ta nói đều là sự cố gắng để thuyết phục người khác chấp nhận quan điểm của mình.
- Hãy tìm hiểu về người mà bạn có ý định nói chuyện cùng.
- Hãy xác định chi tiết những điều bạn muốn nói và mục tiêu bạn muốn đạt tới có thể đi đến thành công.

 

2. Kiểm soát sự sợ hãi

Sự sợ hãi là một cơ chế phòng thủ để chúng ta tự bảo vệ mình. chúng ta sợ rằng lòng tự trọng của mình bị sụp đổ. Đối với mỗi người, bản thân mình luôn đáng quý, lời nói của người khác về chúng ta dường như giống những cao ốc vừa có thể hỗ trợ, vừa có thể sập đổ vào chúng ta. Thay vì việc luôn nghĩ: "Mình sẽ thất bại. Mình sẽ quên những điều định nói. Mình sẽ bị bẽ mặt. Mình sẽ sợ hãi. Mình sẽ ngừng thở...", bạn hãy tập trung vào việc khác.

Các bước hành động:
*Hãy tập trung vào:
- Người nghe, chứ không phải chính bạn.
- Toàn bộ ý tứ, chứ không phải từng từ.
- Thành công chứ không phải những thứ khác.
*Tưởng tượng ra một kết quả lạc quan.
*Hít thở thật sâu, thả lỏng suy nghĩ.
*Chuẩn bị từ trước, biết rõ mình muốn nói gì.
*Kiểm soát khi nói về khuyết điểm của bản thân.
*Hãy nói bằng trái tim mình.

 

3. Hãy ngừng nói để nghe

Một cuộc hội thoại nên giống như một trận tennis, mỗi người đều cần có một lượt đi, một lượt lại. Nghệ thuật đích thực của giao tiếp là nghe và nói.

Các bước hành động:
* Hãy để người cùng đối thoại với bạn được nói.
* Tôn trọng quan điểm của người khác.
* Tập trung vào cuộc nói chuyện. Nếu bạn chỉ nghĩ về những điều bạn định nói mà không để ý nghe thì có thể bạn sẽ bỏ qua một thông tin vô cùng quan trọng nào đó.
* Hãy giúp mọi người giải quyết các khó khăn của họ bằng cách kiên nhẫn lắng nghe.
 

4. Hãy nghĩ kỹ trước khi nói

Càng tập trung vào những điều mà mình định nói, bạn càng có cơ hội thuyết phục người khác đồng ý với quan điểm của bạn. Thêm nữa, bạn sẽ ít khi mắc phải những lỗi sai thông thường.

Các bước hành động:
* Ngừng lại, nghĩ và cân nhắc xem bạn định nói gì.
* Chọn những từ "đắt" có thể nhấn mạnh được ý của bạn.
* Nói với ngữ điệu mà bạn muốn nói trong cuộc đàm luận.
* Xem bạn muốn gì sau cuộc trao đổi.
* Hiểu rõ về người nghe. Nếu có thể hãy cố gắng để hiểu suy nghĩ của họ.
* Định hình ý tưởng của mình sao cho thật dễ hiểu.

 

5. Tin tưởng vào ý nghĩ của mình

Cần phải tin tưởng vào ý nghĩ của mình vì đây chính là điểm then chốt của một cuộc đối thoại thành công. Khi bạn hoàn toàn tin tưởng vào nó, tự nhiên cả lời nói và hành động của bạn sẽ tuôn trào.

Các bước hành động:
* Nói bằng sự đam mê và sức thuyết phục.
* Đừng ngăn dòng cảm xúc của mình. Những lời nói và ngôn ngữ cử chỉ của bạn sẽ được đánh giá rất cao.
* Thể hiện sự nhiệt tình của mình.
* Tránh sự giả tạo, nếu không có thể bạn sẽ đánh mất sự tin tưởng.

 

6. Nhắc lại những ý chính

Sự lặp lại có thể củng cố lại ý chính của người nói và giúp người nghe có cơ hội nắm bắt nhiều hơn.

Các bước hành động: 
* Thảo sẵn những ý chính. Thường xuyên nhắc lại.
* Nếu cần, chia nhỏ những ý chính theo nhiều cách trong suốt cuộc đàm thoại để có thể nhắc đi nhắc lại.
* Lịch sự hỏi người nghe về ý kiến của họ.
* Hãy hỏi những câu giúp cho người nghe hiểu rõ về những ý chính của bạn.

 

7. Tìm hiểu mong muốn của người nghe

Để đạt được mục tiêu đàm thoại nhiều nhất, hãy tập trung vào người nghe bằng cả tai và mắt. Hãy đặt ra cho họ những câu hỏi và tập trung lắng nghe phản hồi từ họ.

Các bước hành động:

* Hỏi thật nhiều câu hỏi
* Đưa ra những câu hỏi mở. Hãy hỏi những câu hỏi không thể trả lời là "có" hoặc "không".
* Giải nghĩa câu hỏi hoặc những câu trả lời để người nghe chắc chắn hiểu về câu hỏi.
* Đưa ra những gợi ý khác để người nghe có thể nêu lên đánh giá của bản thân họ.
* Giải thích những thuật ngữ để tránh hiểu lẩm.
* Đáp lại và điều chỉnh những dầu hiệu không lời.

 

8. Phá bỏ những bất đồng

Trong các cuộc đàm thoại, có thể có những vấn đề liên quan đến sự cảm nhận của từng cá nhân và những vấn đề chưa rõ ràng. Để trở thành một chuyên gia giao tiếp giỏi, bạn nên để ý đến những vấn đề đó và tránh những hàng rào có thể ngăn trở cuộc nói chuyện của bạn.

Các bước hành động:
* Vượt qua những rào cản bằng cách chủ động duy nghĩ và lắng nghe. Những rào cản này có thể là: Những hoạt động khi đoán trước được ý kiến của một người, lơ đễnh khi nói.
* Giải quyết những cuộc tranh luận và sự phản đối với một thái độ thật nhẹ nhàng.
* Nhận thức được rằng những bất đồng thường hướng về một ý trong cuộc đàm thoại.
* Kiểm soát cảm xúc của bạn, nếu không bạn sẽ trở nên yếu thế.
* Trong một số trường hợp, nên chiếm lợi thế trước một cuộc tranh cãi bằng cách chỉ ra vấn đề. Sau đó, đưa ra những lí do ủng hộ cho những luận điểm của mình và giải quyết tranh cãi.

 

9. Hài hước

Sự hài hước có thể phá vỡ các rào cản, làm giảm bớt căng thẳng. Sự hài hước khiến chúng ta dễ tiếp thu ý kiến của người khác.

Các bước hành động:
* Sử dụng những tình tiết hài hước tự phát bằng các lợi dụng những tình huống đang xảy ra.
* Quay trở lại công việc nếu như câu chuyện hài hước trở nên nhạt nhẽo. Tránh việc giải thích dài dòng. Hãy tập trung vào vấn đề mà bạn đang nói đến.
* Thu thập các loại tài liệu gây cười như truyện vui, phim hoạt hình,...
* Tránh sử dụng những truyện cười gây tổn hại cho người khác.
* Sử dụng những pha hài hước liên quan đến bản thân, thường xuyên kể những chuyện về bản thân mình.
* sử dụng những tình tiết hài hước để gia cố cho luận điểm của mình. Cười chỉ là phụ.
* Cười vì những truyện cười của bạn. Điều đó cũng tốt.

 

10. Yêu cầu người nghe cho ý kiến

Những luận điểm mà bạn đưa ra có thể khó hiểu. Tuy nhiên, phản hồi từ người nghe có thể khiến chúng dễ hiểu hơn.

Các bước hành động:
* Hãy đưa ra cho người nghe những câu hỏi chung chung: "Tôi giải thích như thế đã rõ chưa?" hoặc là: "Bạn có theo dõi được hết những gì tôi vừa nói đến không?".
* Hãy hòi người nghe những câu hỏi chi tiết đảm bảo rằng họ hiểu được bạn đang nói gì. Bạn có thể nói: "Tôi đã nghe bạn nói là...Có đúng vậy không?"
* Giải thích kỹ thêm để khắc phục sự hiểu lầm.

 

12. Làm giàu vốn từ vựng của bạn

Sử dụng ngôn từ chính xác giống như khi bạn chơi tốt một loại nhạc cụ. Nó được củng cố dần dần. Bạn không thể học nhiều từ mới một lúc. Nhưng với sự để ý và luyện tập thường xuyên, bạn sẽ nhanh chóng mở rộng được vốn từ của mình.

Các bước hành động:
* Khoanh tròn những từ mà bạn không hiểu khi đọc sách. Sau đó, kiểm tra lại nghĩa của chúng trong từ điển.
* Hãy nghe băng đọc từ vựng.
* Nghe phát âm chuyển của những từ ngữ mà bạn cảm thấy không quen thuộc.
* Đọc to các từ đó. Tập sử dụng chúng trong câu.
* So sánh cách đọc của các từ khi bạn đọc và khi bạn nghe đọc trong băng.
* Đem theo các tờ giấy có ghi các từ mới ở trong túi hoặc ví của bạn. Hãy luyện tập sử dụng chúng trong lúc đi lại như trên xe buýt hoặc máy bay.
* Hãy đọc những tạp chí nổi tiếng và hoàn thành những câu đố về từ ngữ.
* Chơi trò ô chữ.

 

13. Phát âm rõ ràng

Khi bạn phát âm rõ ràng những lời mình nói thì người nghe có thể hiểu được bạn nói gì cho dù bạn nói to hay nói nhỏ.

Các bước hành động:
* Ghi lại những gì mình nói và nghe lại.
* Phát âm rõ ràng:
- Bạn sẽ xóa bỏ sự hiểu nhầm.
- Nói với trọng âm sẽ khiến người khác dễ hiểu hơn.
* Thở sâu để giọng bạn trở nên rõ ràng, mạch lạc hơn.
* Chú ý đến những từ hoặc âm thanh cần phải đọc rõ hơn.
* Nghe các phát thanh viên trên đài hoặc ti vi vì họ thường có cách phát âm rất rõ ràng.

 

14. Sử dụng ánh mắt

Khi nói chuyện với ai đó, bạn cần phải biết nhìn vào mắt người nghe để có thể nhận thấy được phản hồi chính xác nhất thông qua những ám hiệu không lời. Ánh mắt tự tin biểu lộ sự thật thà và đáng tin cậy.

Các bước hành động:
* Thể hiện tầm quan trọng bằng ánh mắt.
* Trong những bài phát biểu chính thức, hãy tập trung ánh mắt với một người trong khoảng 3 đến 5 giây, sau đó chuyển ánh mắt sang người khác.
* Trong một cuộc nói chuyện thân mật có hai người hoặc theo nhóm, có thể nhìn lâu hơn. Điều quan trọng là tránh việc nhìn quá lâu có thể khiến cho người khác cảm thấy khó chịu.
* Nếu cần, hãy điều chỉnh cuộc nói chuyện để nhận được phản hồi mà bạn mong muốn. Ví dụ, nếu bạn nhận được một cái nhìn thách thức, hãy làm rõ lại những ý chính của mình hoặc là đưa ra những câu hỏi để đảm bảo rằng người đó hiểu ý của bạn.


15. Dùng điệu bộ, cử chỉ

Ngôn ngữ cử chỉ bao gồm nét mặt, chuyển động tay và phần thân người khi nói. Những cử chỉ này khiến cho những cuộc đàm thoại trở nên sống động và chúng đóng vai trò của những dấu câu.

Các bước hành động:
* Sử dụng những chuyển động tự do về nét mặt, tay và thân người để hỗ trợ hay nhấn mạnh những ý được bạn nói ra. Điều nãy sẽ khiến cho người nghe hiểu thêm ý bạn muốn nói.
* Biểu lộ cảm xúc của bạn bằng những cử chỉ.

 

16. Ngắt quãng

Sự ngắt quãng giúp cho người nghe bớt căng thẳng, có thể suy nghĩ và thấy hiểu thông tin của bạn. Nó còn giúp người nghe có cơ hội được tham gia vào cuộc nói chuyện. Những quãng ngắt thực sự có sức mạnh. Nhưng bạn cần phải thận trọng. Sự im lặng không phải lúc nào cũng là vàng. Nếu ngắt quãng quá lâu thì lại dấu hiệu của sự thiếu tự tin.

Các bước hành động:
* Tạo ra một quãng ngắt:
- Ngừng nói.
- Nghĩ đến điều tiếp theo mà bạn định nói.
* Nhấn mạnh vào ý của mình bằng cách ngừng lại hoặc là trước, hoặc là sau khi đưa ra ý đó.
* Tránh vội vàng chen ngang vào khi người khác ngắt lời.

 

17. Đưa ra những câu hỏi

Cho dù bạn là người nói hay người nghe, việc đưa ra những câu hỏi đều tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin.

Các bước hành động:
* Đưa ra câu hỏi cho người nghe để:
- Làm rõ hơn ý của bạn.
- Nâng cao sự thấu hiểu.
- Đi sâu vào vấn đề.
* Thể hiện sự quan tâm bằng cách đặt câu hỏi về ý kiến và kinh nghiệm của người nói.
* Tránh những câu hỏi đi sâu vào vấn đề riêng tư.
* Đưa ra câu hỏi một cách thật lịch sự.
* Tránh thách thức những câu hỏi của người nghe và nhận thức được hậu quả nếu bạn làm thế. Bạn có thể cảm thấy:
- Câu chuyện sẽ bị dừng lại
- Cảm giác giận dữ và bị tổn thương.

Nguồn: kênh sinh viên